Mụn cóc là những u nhỏ lành tính trên da, thường do virus gây ra và có thể lây lan khi chạm phải da người bệnh. Mụn cóc không đau, nhưng có thể gây mất thẩm mỹ ngoài da.
Mụn cóc là những khối u nhỏ trên da, do virus u nhú ở người (virus HPV) gây ra. Vậy mụn cóc có nguy hiểm không? Thực tế, mụn cóc không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu và dễ lây sang cho người khác.
Hiện nay, có hơn 100 loại virus HPV. Hầu như tất cả virus đều gây ra các mụn cơm ở tay và chân, tuy nhiên chúng thường vô hại.
Tuy nhiên, một số chủng virus này có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc trên da
Virus HPV là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng quá mức của keratin, từ đó hình thành các hạt mụn cóc ở tay, mụn cóc ở chân và nhiều bộ phận khác (như mụn cóc ở cổ, mụn cơm ở tay…) Mỗi chủng virus sẽ gây ra mỗi loại mụn cóc khác nhau.
Vì nguyên nhân bị mụn cóc đến từ virus nên đối với câu hỏi mụn cóc có lây không, đáp án là có. Con đường lây bệnh của virus có thể kể đến như:
- Tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng cá nhân của người bị mụn cóc
- Gãi hoặc cắn mụn cóc
- Mút ngón tay
- Cắn móng tay, nếu xuất hiện mụn cóc quanh móng tay
- Cạo lông mặt hoặc chân
- Có làn da ẩm ướt hoặc tổn thương
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguy cơ bị mụn cóc từ người khác tương đối thấp, trừ khi bạn có hệ miễn dịch kém do nhiễm HIV/AIDS hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng. Ngược lại, mụn cóc sinh dục dễ lây lan hơn.
Mụn cóc có tự hết không?
Hầu hết các loại mụn cóc có thể tự biến mất từ một đến hai năm. Tuy nhiên, nó thường gây mất thẩm mỹ và khó chịu, vì vậy bạn có thể thử đến gặp bác sĩ da liễu điều trị.
Mụn cóc xuất hiện từ 1 đến 8 tháng sau khi người bệnh bị nhiễm virus. Khoảng 25% mụn cóc được cải thiện từ 3 đến 6 tháng và 65% mụn cóc còn lại có thể khỏi trong vòng 2 năm. Ngoài ra, đôi khi mụn cóc có thể mất khoảng 5 năm hoặc hơn để hết, đặc biệt là mụn cóc ở các khu vực dễ bị ma sát và tác động.
ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC NHƯ THẾ NÀO
Hiện nay có một số phương pháp điều trị mụn cóc bằng thuốc, bằng áp lạnh, bằng phẫu thuật và các bài thuốc dân gian, cùng ButterC tìm hiểu các biện pháp điều trị phổ biến hiện nay:
1. Sử dụng Acid Salicylic
Hầu hết các loại kem, gel và thuốc trị mụn cóc không kê đơn có chứa axit salicylic.
Điều quan trọng là bạn phải bảo vệ da xung quanh mụn trước khi áp dụng phương pháp điều trị này vì axit salicylic có thể phá hủy làn da khỏe mạnh. Không sử dụng chất này cho mặt.
Một số lời khuyên có thể tăng cường hiệu quả của điều trị này:
- Trước khi thoa thuốc, ngâm mụn cóc trong nước khoảng 5 phút.
- Sử dụng sản phẩm này mỗi ngày, trong khoảng 3 tháng. Nếu da bị đau, nên ngừng điều trị.
2. Sử dụng phương pháp ép lạnh
Cách chữa mụn cơm ở tay: Bác sĩ sẽ phun nitơ lên mụn cóc để phá hủy các tế bào. Nếu mụn lớn, bác sĩ có thể cần gây tê cục bộ và phun nitơ vài lần. Phương pháp áp lạnh thường ít nguy hiểm hơn so với phẫu thuật.
3. Phương pháo phẫu thuật
Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị mụn cóc khác không hiệu quả.
Trong thủ thuật này, bạn sẽ được gây tê tại chỗ và bác sĩ sẽ dùng dao loại bỏ mụn cóc. Sau phẫu thuật, bạn nên bôi kem dùng tại chỗ để loại bỏ hoàn toàn mụn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia laser chính xác để đốt mụn cóc.
Một số điều cần lưu ý khi trị mụn cơm:
- Bạn có thể bị lây lan mụn sang các bộ phận khác trên cơ thể và người khác. Vì thế, không nên sử dụng bất cứ đồ vật nào chà xát lên nốt mụn.
- Không cố gắng điều trị mụn cóc ở bàn chân nếu bạn bị tiểu đường. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở bàn chân, vì vậy bạn có thể dễ dàng tự làm mình bị thương khi trị mụn cóc mà không nhận ra điều đó.
- Không cố gắng loại bỏ mụn cóc trên mặt hoặc những bộ phận nhạy cảm khác trên cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục) bằng các phương pháp điều trị tại nhà.
4. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Trị mụn cóc bằng trái Sung
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, có thể dùng để điều trị tình trạng viêm, mẩn ngứa, mụn nhọt, lở loét ngoài da…
Ngoài ra, nhờ trái sung có chứa các thành phần gồm các chất chống oxy hóa, kháng virus trong nước của nó nên có thể giúp làm xẹp mụn cóc và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách trị mụn cóc tại nhà này khá đơn giản và được thực hiện như sau:
- Lựa những quả sung còn tươi, lấy nhựa và bôi trực tiếp lên nốt mụn.
- Chờ khoảng 40 phút rồi rửa sạch lớp mủ đi.
- Thực hiện biện pháp này đều đặn mỗi ngày một lần, chú ý che chắn cẩn thận, hạn chế để vùng da bôi mủ sung tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Đây cũng là một cách trị mụn cóc tại nhà dân gian có thể áp dụng được để khiến mụn cóc se nhỏ lại, giúp cho làn da trở nên mịn màng hơn. Theo Đông Y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải hàn, trị cảm mạo, hỗ trợ tiết mồ hôi, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, lá tía tô còn chứa một số thành phần như vitamin, khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng cao, có thể giúp bồi bổ, nâng cao sức đề kháng và khả năng chống chọi với các loại virus gây bệnh.
Hơn nữa, trong một số nghiên cứu y học hiện đại còn chứng minh được lá tía tô chứa các thành phần quý gồm limonene và perillaldehyde. Chúng có tác dụng chính giúp ức chế vi khuẩn phát triển, từ đó giúp vừa có thể giúp phòng ngừa vừa hỗ trợ loại bỏ virus gây mụn cóc ra khỏi cơ thể.
Vỏ chuối xanh
Vỏ chuối chứa một lượng lớn dưỡng chất và các thành phần hữu ích khác như: Vitamin C và E, kẽm, sắt, kali, mangan, lutein và carotenoids… giúp làm dịu da viêm, hòa tan trong chất béo giúp chống viêm, làm mờ thâm sẹo,…
Cách sử dụng vỏ chuối xanh trị mụn cóc được thực hiện như sau:
- Pha muối với nước ấm ở nhiệt độ vừa phải rồi ngâm phần da có mụn cóc vào khoảng 20 phút, thêm nước ấm để giữ nhiệt độ được ổn định.
- Loại bỏ bớt lớp da chết trên bề mặt mụn cóc bằng bàn chải hoặc đá mài để khiến da mềm mại, bớt sần sùi hơn rồi lau khô lại bằng khăn sạch.
- Tách lấy vỏ chuối xanh rồi xay nhuyễn đắp lên mụn, cố định lại bằng băng gạc và để qua đêm.